Công nghiệp chế biến, sơ chế xoài
Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến xoàiNước thải chế biến xoài chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau đây:
Tính chất của nước thải chế biến xoài:
Nước thải chế biến xoài chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các hóa chất vô cơ dùng trong quá trình rửa, ngâm, bảo quản;
Mức độ khó của XLNT Xoài và mức độ ô nhiễm:
Do nước thải chế biến xoài có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ cao nên khi xả thải ra nguồn nước sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nước:
Nước thải sơ chế xoài phát sinh
(ghi nhận tại công trình xử lý nước thải của Nanoen)
Tác động của nước thải khi xả vào môi trường:
Công nghệ xử lý nước thải xoài được áp dụng chính:
Công đoạn xử lý cơ học:
Trong nước thải chứa nhiều chất rắn có kích thước lớn như: vỏ xoài, bao bì, thịt xoài… lẫn theo nguồn nước phát thải ra ngoài nên cần có song chắn rác loại bỏ chúng;
Nước thải đầu vào chứa rất nhiều cặn lắng và lơ lửng, nên có công đoạn lắng sơ bộ ban đầu bằng bể lắng hoặc công nghệ xử lý khác để giảm nồng độ thành phần này trước khi đưa vào công đoạn sau.
Công đoạn xử lý hóa lý:
Trong nước thải xoài chứa hàm lượng COD khó phân hủy sinh học và thành phần COD hòa tan lớn (do sử dụng hóa chất, mủ nhựa xoài..), nên cần có công nghệ đảm bảo loại bỏ các thành phần này trước khi đưa vào công đoạn sinh học như: keo tụ điện hóa, tuyển nổi điện hóa, bể oxi hóa bậc cao (Fenton)….
Công đoạn xử lý sinh học:
Trong nước thải xoài chứa nhiều thành phần BOD cao, SS cần có công đoạn xử lý sinh học để loại bỏ chúng, các công nghệ có thể áp dụng như: bể kỵ khí có lớp vật liệu đệm, RBC (lồng quay sinh học), MBBR, Bể bùn hoạt tính,…
Bể xử lý sinh học IFAS và RBC (Nanoen áp dụng)
Đề xuất quy trình xử lý nước thải chế biến Xoài:
Quy trình xử lý nước thải minh họa (Nanoen)
Thuyết minh công nghệ:
Bể thu gom:
Bể thu gom có chức năng thu gom nước thải sản xuất, nước thải được chảy qua song chắn rác thô để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị, máy móc của các hạng mục xử lý phía sau.
Hóa lý 1:
Ống phản ứng nhanh hoặc bể keo tụ tạo bông có chức năng kết dính các bông cặn nhờ vào chất keo tụ. Chất keo tụ được châm vào đường ống, khi nước thải đi qua sẽ tiếp xúc với chất keo tụ và khiến cho quá trình keo tụ diễn ra.
Bể lắng hóa lý:
Bể lắng hóa lý có chức năng loại bỏ các bông cặn ở ống phản ứng nhanh nhờ vào phương pháp trọng lực.
Bể điều hòa:
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ nước thải phát sinh, đảm bảo hệ thống làm việc ổn định và liên tục, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải hoặc thiếu tải.
Bể oxy hóa bậc cao:
Gốc OH* là gốc ô-xy hóa mạnh có khả năng ô-xy hóa các chất ô nhiễm trong nước thải, cắt ngắn các chất khó phân hủy sinh học thành các chất dễ phân hủy sinh học.
Nước thải được lắng để loại bỏ các bông cặn, sau đó được chảy qua bể sinh học.
Bể sinh học:
Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trải qua quá trình hô hấp nội bào hay là tự ô-xy hóa sử dụng nguyên sinh chất của bản thân chúng làm nguyên liệu.
Tiếp theo nước thải sẽ chảy sang bể lắng sinh học.
Bể lắng bùn sinh học:
Các sinh khối được tạo ra sau quá trình xử lý sinh học sẽ được loại bỏ ở bể lắng sinh học, nước sau khi lắng sẽ chảy vào máng thu nước và được đưa qua thiết bị khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Tiếp theo nước thải sẽ chảy sang thiết bị khử trùng.
Bể khử trùng:
Đây là công đoạn xử lý hoàn thiện. Chlorine được châm vào bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh còn trong nước thải.
Nước thải đầu ra đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT.
Xử lý bùn:
Bùn hóa lý được bơm về bể chứa bùn hóa lý.
Bùn sinh học được bơm về bể chứa bùn sinh học.
Phân định bùn thải xử lý đúng quy định.