Tiềm năng cộng sinh công nghiệp

Tiềm năng cộng sinh công nghiệp
Với thử thách bài toán về tiết kiệm và bảo vệ môi trường thì cộng sinh công nghiệp có thể trở thành giải pháp cho Việt Nam để hướng đến phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, cộng sinh công nghiệp đã trở thành một thuật ngữ phổ biến, nó được dùng để mô tả sự hợp tác của các hoạt động công nghiệp trong đó chất thải hoặc sản phẩm phụ của một quá trình sản xuất này trở thành tài nguyên cho một quá trình khác.

Quy trình cộng sinh công nghiệp.(Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Quy trình cộng sinh công nghiệp.

Trong tự nhiên, cộng sinh thường được định nghĩa là “bất kỳ mối quan hệ nào giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau mà cả hai đều có lợi”, sự trao đổi giữa các chủ thể khác nhau mang lại lợi ích tập thể lớn hơn tổng lợi ích riêng lẻ. Các cách tiếp cận tương tự cũng có thể được thực hiện trong môi trường công nghiệp của con người. Liên kết với khái niệm sinh thái công nghiệp, cộng sinh công nghiệp được định nghĩa là một hình thức sáng tạo để tăng năng suất sử dụng tài nguyên và là một trong những cách tiếp cận để hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) và hướng đến đạt được tăng trưởng xanh.

Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018), Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó cộng sinh công nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sử dụng tài nguyên bằng cách cùng nhau tối đa hóa sản lượng có thể được tạo ra, từ đó mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường. Trước hết, cộng sinh công nghiệp giúp tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội cho các công ty ở thời điểm hiện tại – cả tư nhân và nhà nước. Theo sau đó, nó mang lại lợi ích đáng kể cho môi trường bằng cách giảm nhu cầu về vật liệu và chất thải.

Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg tại Đan Mạch. (Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg tại Đan Mạch.

Các lợi ích của cộng sinh công nghiệp bao gồm việc sử dụng năng lượng thấp, tiết kiệm CO2, cắt giảm lượng nước tiêu thụ và giảm thiểu lượng chất thải cần xử lý.

Lấy ví dụ từ khu công nghiệp Kalundborg ở Đan Mạch, đây được xem là mô hình cộng sinh công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã hoạt động từ những năm 70 của thế kỉ 20. Nhờ vào việc áp dụng cộng sinh công nghiệp, đã giúp khu công nghiệp Kalundborg giảm tiêu thụ tài nguyên cùng với giảm thiểu lượng xả thải ra ngoài môi trường:

Giảm tiêu thụ tài nguyên

Giảm phát thải khí

Tái chế và tận thu rác thải

Dầu: 30,000 tấn

CO2: 130,000 tấn

Tro bay: 65,000 tấn

N: 1,300 tấn

SO2: 380 tấn

Lưu huỳnh: 4,500 tấn

Nước: 1,200,000 m3

H2S: 2,800 tấn

Sinh khối dạng lỏng: 280,000 m3

Phốt pho: 550 tấn

 

Sinh khối dạng rắn: 97,000 m3

Thạch cao: 100,000 tấn

 

 

 
Mô hình khu công nghiệp Kalundborg với quy trình cộng sinh công nghiệp (Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Mô hình khu công nghiệp Kalundborg

Về việc áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, thì hiện tại đã có hơn 72 doanh nghiệp tham gia và áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch (RECP), góp phần cải thiện hiệu quả tài nguyên, giúp tiết kiệm gần 75 tỷ đồng hằng năm thông qua việc cắt giảm 17,8 triệu kWh điện, 439,000 mét khối nước và một lượng đáng kể các tài nguyên, nhiên liệu khác.

Riêng tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), theo đánh giá sơ bộ về kết quả thí điểm, các công ty tham gia đã tiết kiệm được năng lượng điện từ 5-10%, tiết kiệm nước từ 3-5%, giảm thải CO2 là 510 tấn/năm,… Kết quả trên cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên tại các KCN của Việt Nam, từng bước hình thành các KCN sinh thái.

Phụ phẩm xỉ than được sử dụng trong các hoạt động cộng sinh công nghiệp.(Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Phụ phẩm xỉ than được sử dụng trong các hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Nói riêng về việc tái sử dụng phụ phẩm và chất thải của các ngành nghề thuộc lĩnh vực môi trường thì hoạt động cộng sinh công nghiệp có thể được áp dụng để xử lý các loại chất thải như bùn thải, xỉ than để tái sử dụng hoặc tạo ra sản phẩm mới như phân bón cho nông nghiệp hoặc sản xuất gạch không nung.

Gạch không nung sản xuất từ xỉ than thành phẩm từ quá trình cộng sinh công nghiệp .(Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Gạch không nung sản xuất từ xỉ than.

Cộng sinh công nghiệp được xây dựng chủ yếu dựa trên lợi ích kinh tế và sự quan tâm, gắn bó của các doanh nghiệp. Lợi ích kinh tế dài hạn là ưu tiên hàng đầu cho tính bền vững cũng như đảm bảo thúc đẩy sự xuất hiện và đổi mới của các doanh nghiệp.

Cộng sinh công nghiệp chính là một trong nhhững phương pháp để đưa nền kinh tế hiện tại đến gần hơn với nền Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy)- một hoạt động giúp tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền (như chất thải, rác thải…) để tạo ra giá trị mới thay vì vứt bỏ hay tốn thêm chi phí xử lý. Nổi bật trong cách vận hành của kinh tế tuần hoàn có thể kể đến các phụ phẩm trong ngành nông nghiệp lúa gạo như vỏ trấu, rơm,… làm nguyên liệu đầu vào cho các lò hơi đốt củi viên ép từ vỏ trấu. Vỏ xơ dừa cũng được tái sử dụng làm chỉ dệt thảm… Giá của sản phẩm tạo ra từ chất thải phụ thuộc nhiều vào công nghệ được sử dụng để tái chế mà các doanh nghiệp đầu tư thực hiện.

Ở một khía cạnh khác, khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một hình thức lớn hơn của cộng sinh công nghiệp. Nó bao gồm một khu có ranh giới địa lý rõ ràng, không có dân cư sinh sống và tập hợp các doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất tạo thành một “cộng đồng” hướng về mục tiêu bảo vệ môi trường. Một KCNST tạo ra động lực lớn cho việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, không những tăng thu hút đầu tư mà còn tạo ra việc làm cho nhiều lao động. Đặc biệt là giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng tài nguyên – vật liệu và năng lượng nhờ vào việc áp dụng cộng sinh công nghiệp.

 Khu công nghiệp sinh thái về cộng sinh công nghiệp (Công ty Môi Trường Nano - Nanoen)

Khu công nghiệp sinh thái là giải pháp tăng trưởng ‘xanh’ ở Việt Nam (Ảnh: VOV)

Các khu công nghiệp sinh thái ngày càng được chú trọng phát triển đang là tiền đề, nền tảng vững chắc để phát triển khu công nghiệp xanh. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp tục phối hợp với UNIDO và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) khởi động Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” hứa hẹn sẽ đem lại tương lai tốt đẹp cho các khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.

Việc phát triển mô hình cộng sinh công nghiệp cũng như mở rộng hơn là các khu công nghiệp sinh thái sẽ là bước tiến đầy triển vọng cho các ngành nghề về lĩnh vực môi trường nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Từ đó đem lại lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế đồng thời làm giảm đi những tác động tiêu cực ảnh đến môi trường và sức khỏe con người, góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững một nền kinh tế gắn với môi trường của Việt Nam trong tương lai.

Nanoen

Xem thêm Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của cao tốc ĐBSCL (Link)

---------------------

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano

Hotline: 0941 777 519 (Ms. Thùy Anh)
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech

Tin liên quan
Hotline tư vấn

Hotline 1: 02923 683 939

Hotline 2: 02923 603 979

Mr.Nhân: 0941 777 519

Liên hệ báo giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây