Đặc trưng nước thải của Nhà máy chủ yếu là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chính vì vậy có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ cao (BOD, Amoni), đặc biệt thành phần chất kháng sinh, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong sản xuất thuốc (COD, độ màu, chất tạo bọt…). Chính vì vậy, chúng tôi đã đề xuất công nghệ hóa lý (keo tụ tạo bông + Ô-xy hóa bậc cao Fenton) để đảm bảo xử lý chuyển hóa các thành phần khó phân hủy trước khi đi vào công đoạn xử lý sinh học.
Hệ Fenton của chúng tôi được vận hành với chế độ kiểm soát vận hành tự động qua 4 giai đoạn diễn ra: điều chỉnh pH, phản ứng, lắng, xả.
Fenton là quy trình áp dụng nguyên tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải mà theo đó hyđro peroxyt phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hyđroxyl có khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước gồm 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Điều chỉnh pH phù hợp
Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng và nồng độ Fe2+, từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là ở mức 2. 8. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm giảm thiểu khó khăn khi đưa pH về mức thấp rồi sau đó lại nâng pH lên mức trung tính để tách khử Fe, H2O2 dư. Nếu ta dùng các chất xúc tác khác như quặng sắt Goethite (a-FeOOH), cát có chứa sắt, hoặc sắt trên chất mang Fe/SiO2, Fe/TiO2, Fe/than hoạt tính, Fe/Zeolit… thì quá trình này gọi là Fenton dị thể, pH thích hợp ở trường hợp này theo nghiên cứu cao hơn đồng thể, khoảng từ 5 – 9.
Giai đoạn 2: Phản ứng oxi hóa
Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc *OH hiện nay chưa thống nhất, theo Fenton thì sẻ có phản ứng: Fe2+ + H2O2 => Fe3+ + *OH + OH-. Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp. CHC (cao phân tử) + *HO => CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
Giai đoạn 3: Trung hòa và keo tụ
Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên > 7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành: Fe3+ + 3OH => Fe(OH)3. Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử.
Giai đoạn 4: Quá trình lắng
Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằng các phương pháp khác.
Trên đây là những thông tin về phương pháp xử lý nước thải mà Nanoen đã đề xuất và tiến hành lắp đặt tại Nhà máy Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi và Thuốc Thú Y thuộc Công ty Cổ phần Thiên Quân. Nanoen xin trân trọng cảm ơn Chủ đầu tư đã luôn tin tưởng và tiếp tục lựa chọn Nanoen làm nhà thầu thực hiện những dự án của Chủ đầu tư.
Chúng tôi, Công ty TNHH Công nghệ - Xây dựng Môi trường NANO (Nanoen) chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực môi, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Nanoen với đội ngũ kỹ sư, nhân viên vận hành được đào tạo và nắm vững các kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, sẽ cam kết đem lại cho chủ đầu tư dịch vụ chất lượng, tối ưu nhất về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nhất cho Quý khách hàng và Quý Doanh Nghiệp.