Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình keo tụ và tạo bông?

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình keo tụ và tạo bông?
Xử lý nước thải bằng biện pháp hóa học có thể hiểu đơn giản là việc đưa vào nước thải một loại hóa chất nào đó, để phản ứng với chất ô nhiễm mong muốn loại khỏi nước thải, tạo thành các sản phẩm ít hoặc không gây tổn hại cho môi trường.

Keo tụ và tạo bông cặn là quy trình xử lý có tầm quan trọng cao ở hầu hết hệ thống xử lý nước và nước thải. Mục đích của quy trình này là nâng cao hiệu quả loại bỏ chất rắn lơ lửng (SS) của các công đoạn xử lý phía sau. Trong xử lý nước thải công nghiệp, quy trình keo tụ và tạo bông cặn ứng dụng để:

  • Cải thiện hiệu quả công đoạn xử lý thứ cấp;
  • Lọai bỏ kim loại nặng trong nước thải;
  • Làm giảm độ màu của nước thải;
  • Ứng phó với các thời điểm tải nạp tăng cao;
  • Giúp đạt được tiêu chuẩn xả thải với chi phí thấp.

 Nanoen

Bông cặn hình thành trong hệ keo tụ - tạo bông

(Nguồn: Công ty Môi trường Nano)

Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình keo tụ tạo bông chủ yếu:

  • Chất keo tụ: PAC, phèn nhôm, phèm sắt (ferric chloride, ferric sulfate ), vôi,…
  • Chất tạo bông: Polymer anion, Polymer Cation,…

Nanoen

Các quá trình keo tụ tạo bông diễn ra

Bản chất của các hạt keo trong nước thải:

     Hạt keo là các hạt có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, kích thước của các hạt keo biến thiên từ 0,001mm đến 10mm. Tỉ lệ giữa khối lượng và diện tích bề mặt của hạt keo rất nhỏ, các hạt keo có khuynh hướng hấp phụ các ion vào môi trường xung quanh nó.

     Trong nước thải có 2 loại hạt keo chính: hạt keo kỵ nước (hydrophobic) và hạt keo ưa nước (hydrophilic).

     Yếu tố quan trọng tạo nên tính ổn định của các hạt keo là điện tích bề mặt. Điện tích bề mặt được hình thành bởi nhiều cách khác nhau tùy theo thành phần hóa học của nước thải và các hạt keo.

Nanoen

Mô hình sắp xếp điện tích của các hạt keo (Wang et al., 2005)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ và tạo bông cặn:

     Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, Nanoen xin lần lượt liệt kê các yếu tố chính đó như sau:

1. Mật độ của hạt keo

Yếu tố này ảnh hưởng đến liều lượng chất keo tụ sử dụng và hiệu quả của quá trình keo tụ. Mật độ các hạt keo cao sẽ kéo theo liều lượng chất keo tụ cần sử dụng cao. Nhưng ngược lại, mật độ hạt keo thấp sẽ khiến cho tốc độ keo tụ diễn ra rất chậm do hạt chế cơ hội tiếp xúc với nhau.

Một điều lưu ý hơn nữa, mật độ hạt keo cao sẽ khiến cho việc sử dụng hóa chất nhiều hơn.

2. Liều lượng chất keo tụ

Liều lượng chất keo tử dụng phụ thuộc vào nồng độ hạt keo và pH nước thải.

  • Liều lượng thấp, không đủ để làm mất tính ổn định của hạt keo;
  • Liều lượng đủ để làm mất tính ổn định của hạt keo;
  • Liều lượng cao hơn mức cần thiết có thể làm tái ổn định hạt keo;
  • Liều lượng vượt mức bão hòa, tạo hành các hydroxide kim loại kết tủa, các kết tủa kết dính các hạt keo và đưa chúng ra khỏi nước thải.
3. Hiệu điện thế zeta

Hiệu điện thế zeta càng lớn thì lực đẩy tĩnh điện của hạt keo càng lớn và các hạt keo càng không ổn định.

4. Ái lực của hạt keo với nước

Các hạt keo ưa nước có độ ổn định cao vì chất keo tụ khó thay thế vị trí của các phân tử nước trên bề mặt hạt keo. Độ ổn định của hạt keo ưa nước phụ thuộc vào ái lực của nó với nước hơn là điện tích bề mặt.

5. Ion âm trong dung dịch:

Khi sử dụng phèn nhôm hay phèn sắt ở liều lượng cao có thể dẫn đến việc ái ổn định của hạt keo. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể không xảy ra nếu trong nước thải có chứa ion âm như sulfate, phốt-phát.

6. Ion dương trong dung dịch

Sự hiện của của ion dương như Ca, Mg rong nước thải giúp việc keo tụ các hạt keo có điện tích âm tốt hơn vì nó làm giảm điện tích âm và lực đẩy tũnh điện của các hạt keo.

7. Nhiệt độ

Nhiệt độ làm giảm hiệu quả của quá trình keo tụ, đặc biệt là khi sử dụng phèn nhôm. Do đó, để keo tụ nước có nhiệt độ thấp nên sử dụng phèn sắt thay thế cho phèn nhôm. Nhiệt độ cao có thể làm tăng quá trình keo tụ do các cơ chế sau:

  • Tăng vận tốc phản ứng;
  • Giảm thời gian cần thiết để tạo bông cặn;
  • Giảm độ nhớt của nước;
  • Thay đổi cấu trúc của các bông cặn lớn.

Qua bài viết trên, Nanoen mong rằng Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế của phương pháp xử lý bằng hóa học. Vào thời gian tới, để tiếp nối những thành công của khóa học trước (Khóa học Đào tạo vận hành Hệ thống xử lý nước thải do Nanoen kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức) Nanoen dự kiến sẽ tổ chức Khóa học Đào tạo Vận hành chủ đề “Phương pháp xử lý hóa học trong vận hành HTXLNT”. Mong rằng Nanoen sẽ nhận được sự quan tâm và tham gia của Quý Khách hàng.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ môi trường, có thể liên hệ với Nanoen để được tư vấn chi tiết nhất. Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi công và nhận vận hành hệ thống xử lý môi trường, tái vận hành và cung cấp vi sinh,…

Nanoen luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.
 

Nanoen

Xem thêm về bài đăng  CHƯƠNG TRÌNH HẬU MÃI CỦA KHÓA HỌC VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

---------------------

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano

Hotline: 0941 777 519 - 0907 803 678
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech

 Từ khóa: Nanoen
Tin liên quan
Hotline tư vấn

HOTLINE Hỗ trợ KH
Mr. Trung Nhân: 0941 777 519
Mr. Ngọc Huy: 0907 803 678 - 0901 229 798

Liên hệ báo giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây