Lập hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Lập hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Giấy phép xả thải là một trong những giấy phép không thể thiếu của mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và sản xuất. Giấy phép xả thải là 1 hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý.

Đối tượng phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước:

Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép “D 37 Luật TNN”

Đối tượng không cần xin giấy phép: Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ cụ thể “K3b D16 ND 201/2013”

  • Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hơn 5m3/ngày đêm) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng, v.v..
- Xả thải với lưu lượng vượt quá 5 m3/ngày đêm đều phải lập hồ sơ đăng ký, xin phép xả nước thải vào nguồn nước (căn cứ mục 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước "K1, D33, ND 201/2013":

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước “D28, ND 201/2013”:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;

h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Các trường hợp không quy định tại Khoản 1

Căn cứ pháp lý việc đăng ký giấy phép xả thải vào nguồn nước:

 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13; ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.

- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.

- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/09/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

Quy trình thực hiện việc đăng ký giấy phép xả thải vào nguồn nước:

- Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

- Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.

- Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.

- Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải, …

- Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải).

- Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.

- Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.

- Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.

- Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.

- Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.

- Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt lập hồ sơ xả thải.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất “D35, ND 201/2013”:
Môi Trường An Giang - Môi Trường Kiên Giang - Nanoen

Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước “D21 ND 201/2013”

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 2 năm, tối đa là 5 năm => thời hạn cụ thể của giấy phép sẽ được cơ quan cấp phép quyết định căn cứ vào:

  • Điều kiện của từng nguồn nước,
  • Mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước
  • Hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn

Nanoen

---------------------

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano
Hotline:
0941 777 519 (Ms. Thùy Anh)
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech

Tin liên quan
Hotline tư vấn

Hotline 1: 02923 683 939

Hotline 2: 02923 603 979

Mr.Nhân: 0941 777 519

Liên hệ báo giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây